# Bản đồ

# Bản đồ chạy trốn khỏi lũ lụt - thảm họa sạt lở đất

Bản đồ trốn thoát khỏi lũ lụt - thảm họa sạt lở đất là bản đồ cho thấy những hành động nên làm và khi nào thì cần có hành động đó. Bản đồ này được lập dựa trên kết quả tính toán của Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch cùng tỉnh Saitama về độ sâu ngập lụt, khu vực mà nhà ở có khả năng bị đổ sập, thời gian ngập lụt liên tục trong trường hợp giả định ngập lụt do mưa lớn xảy ra với xác suất khoảng 1000 năm 1 lần, đồng thời căn cứ theo các khu vực có nguy cơ bị thiệt hại về người do thảm họa lở đất mà tỉnh Saitama đã khảo sát.

Bạn có thể đánh giá mức độ nguy hiểm của nhà mình từ Đánh giá khi chạy trốn khỏi lũ lụt - thảm họa sạt lở đất được hiển thị khi bạn chọn địa điểm.

Khi xảy ra thảm họa, hãy hành động theo phán đoán của chính mình

Bản đồ nhằm thoát thân là bản đồ được lập dựa trên một hình huống giả định. Trong thực tế, lũ lụt không phải lúc nào cũng diễn ra theo cách đó. Hãy chú ý đến thông tin khi mưa to và tình hình xung quanh, cố gắng tự mình đánh giá hình hình rồi hành động.

# Khu vực giả định lũ lụt và ngập úng

Bản đồ khu vực ngập lụtBản đồ thông tin rủi ro lũ lụt được hiển thị theo đường sông và quy mô lũ lụt do Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch cùng tỉnh Saitama lập nên.

# Sông ngòi

  • Chọn địa điểm sông ngòi hiển thị dự báo ngập úng và lũ lụt.

# Quy mô

  • Chọn quy mô lũ lụt hiển thị ước tính về lũ lụt và ngập úng
Quy mô Nội dung
Quy mô kế thoạch Ngập lụt do mưa với mục tiêu kè cố sông ngòi
Quy mô tối đa giả định Ngập lụt do mưa lớn xảy ra với xác suất khoảng 1000 năm 1 lần

# Phân loại

  • Chọn loại thông tin hiển thị.
Phân loại Nội dung
Độ sâu ngập nước Giá trị lớn nhất của độ sâu ngập nước
Thời gian ngập nước liên tục Thời gian ngập liên tục trên 50cm
※Chỉ có thể chọn trong trường hợp quy mô lũ là quy mô giả định tối đa

Về "Bản đồ khu vực giả định ngập úng và lũ lụt"

Là văn bản chỉ định các khu vực giả định lũ lụt do lượng mưa với quy mô tối đa có thể giả định được gây ra và công bố độ sâu của nước đối với các con sông dựa trên qui định tại Điều 14 của Luật phòng chống lũ, để giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra, bằng cách bảo đảm việc sơ tán suôn sẻ và nhanh chóng khi có lũ hoặc phòng chống lũ.

Bản đồ khu vực giả định ngập lụt có thể ảnh hưởng đến thành phố Fukaya: sông Tone, sông Ara, sông Koyama, sông Karasu, sông Kanna

Về "Bản đồ thông tin rủi ro thiệt hại lũ lụt"

Là văn bản có nội dung giống với bản đồ khu vực giả định lũ lụt, nó hiển thị các khu vực giả định lũ lụt và độ sâu của nước trong trường hợp các con sông không được qui định trong Luật phòng chống lũ do Tỉnh quản lý bị tràn bờ.

Bản đồ thông tin rủi ro thiệt hại lũ lụt có thể ảnh hưởng tới Thành phố Fukaya: Thượng nguồn sông Ara, lưu vực sông Koyama, sông Kanna, sông Fuku, lưu vực sông Yoshino, lưu vực sông Gojinba

# Khu vực cảnh báo sạt lở đất

Hiển thị khu vực cảnh báo sạt lở đất được chỉ định bởi tỉnh Saitama.

# Phân loại sạt lở đất

Phân loại Nội dung
Sụp đổ sườn dốc Sườn dốc bị sụp đổ một cách đột ngột do ảnh hưởng của nước ngấm vào lòng đất làm cho đất ở sườn dốc bị mềm, rồi do mưa, động đất

# Khu vực cảnh báo sạt lở đất và khu vực cảnh báo đặc biệt về sạt lở đất

Phân loại Nội dung
Khu vực cảnh báo sạt lở đất Là các khu vực đất đai được xác nhận là có nguy cơ gây ra thảm họa liên quan đến tính mạng hoặc cơ thể của cư dân trong trường hợp xảy ra hiện tượng sụp đổ sườn dốc, và là khu vực đất đai cần được trang bị hệ thống cảnh báo sơ tán đặc biệt để ngăn ngừa các thảm họa liên quan đến sạt lở đất
Khu vực cảnh báo đặc biệt về sạt lở đất Trong số các khu vực cảnh báo sạt lở đất ở trên, thì đây là những khu vực đất đai dược xác nhận là có nguy cơ gây ra các thiệt hại nghiêm trọng liên quan đến tính mạng hoặc cơ thể của cư dân do các tòa nhà bị hư hại trong trường hợp xảy ra hiện tượng sụp đổ sườn dốc, và là các khu vực đất đai cần phải hạn chế về các hành vi phát triển nhất định và cần qui định về cấu tạo của các tòa nhà có phòng ở

# Giả định thiệt hại động đất

Hiển thị giả định thiệt hại do tỉnh Saitama lập "Động đất đới đứt gãy Tây Bắc ở đồng bằng Kanto"

# Phân loại

  • Chọn Phân loại giả định thiệt hại động đất hiển thị.
Phân loại Nội dung
Độ dễ rung lắc Cường độ địa chấn đánh giá độ dễ rung lắc của mặt đất trong khu vực
Độ rủi ro hóa lỏng Hiển thị khả năng hóa lỏng của khu vực

Về "độ dễ rung lắc"

”Độ dễ rung lắ©” ⒞hính là độ dễ rung chuyển ⒞ủã ㎡ặt đất trong khu vực được đánh giá là cường độ động đất xét từ cả hai mặt là điều kiện mặt đất tại khu vực và động đất có thể xảy ra ở đó trong trường hợp xảy ra động đất (trường hợp thiết lập cường độ 8,1 và điểm bắt đầu phá hủy ở phía Bắc) do đới đứt gãy Tây Bắc ở đồng bằng Kanto, và được hiển thị bằng lưới 50 m. Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí của tâm chấn và quy mô của động đất mà sự rung chuyển của bề mặt đất trong khu vực có thể sẽ mạnh hơn hoặc yếu hơn so với cường độ động đất thể hiện trên bản đồ.

Về "Rủi ro hóa lỏng"

"Rủi ro hóa lỏng" cho biết khả năng hóa lỏng trong một khu vực sẽ xảy ra khi nền đất cát lỏng lẻo chứa đủ nước bị rung chuyển dữ dội bởi một trận động đất mạnh khi đạt đến cường độ động đất thể hiện trong "độ dễ rung lắc". Khả năng hóa lỏng được xác định bằng chỉ số hiển thị mức độ hóa lỏng của đất nền. Cũng có trường hợp tùy thuộc vào vị trí của tâm chấn và quy mô động đất mà hiện tượng hóa lỏng sẽ không xảy ra.

Về động đất giả định

Trong cuộc khảo sát ước tính thiệt hại động đất do tỉnh Saitama thực hiện năm 2013, chúng tôi đã tham khảo kết quả mới nhất của Hội đồng phòng chống thiên tai trung ương và Trụ sở xúc tiến nghiên cứu điều tra động đất, và lấy 5 trận động đất là động đất giả định. Trong bản đồ nguy hiểm này cho thấy mức độ rủi ro theo động đất giả định từ "Động đất đới đứt gãy Tây Bắc ở đồng bằng Kanto" (trường hợp bắt đầu phá hủy từ phía Bắc) sẽ có nguy cơ sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến Thành phố Fukaya.

Vui lòng tham khảo phần dưới đây để biết chi tiết về giả định thiệt hại động đất của tỉnh Saitama.

# Nơi sơ tán và địa điểm sơ tán

Hiển thị các nơi sơ tán và địa điểm sơ tán tương ứng với từng thảm họa kể từ tháng 1 năm 2022.

Phân loại Nội dung
Nơi sơ tán Là tòa nhà có thể lánh nạn được khi xảy ra thảm họa. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thảm họa mà cũng có những cơ sở không thể sử dụng được.
Địa điểm sơ tán Là địa điểm có thể trốn thoát được để bảo vệ tính mạng khi có thảm họa. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thảm họa mà cũng có những cơ sở không thể sử dụng được.

Hãy chú ý

Hầu hết các địa điểm sơ tán là nơi không có mái che như là công viên hay sân chơi. Ngoài những đồ dùng cần mang theo khi khẩn cấp thì cũng cần chuẩn bị cả đồ che chắn mưa gió.

# Danh sách nơi sơ tán và địa điểm sơ tán

  • Danh sách các nơi sơ tán và địa điểm sơ tán kể từ tháng 1 năm 2022 sẽ được hiển thị. Bạn có thể tìm kiếm theo tên hoặc xác nhận vị trí và thảm họa đối ứng.